Bạn có từng xem căng thẳng như một điều "khủng khiếp"? Nếu có, hãy tiếp tục đọc bài viết này, mình tin chắc bạn sẽ có cái nhìn khác về căng thẳng rất nhiều và có thể kiểm soát căng thẳng một cách tốt hơn.
Căng thẳng là gì?
Căng thẳng là phản ứng sinh lý của cơ thể trước một thách thức. Có thể bạn chưa biết, một số mức độ căng thẳng thực sự có thể tốt cho chúng ta, vì loại căng thẳng phù hợp khuyến khích chúng ta hướng tới sự thay đổi và phát triển. Nó có thể giúp cơ thể hoạt động tốt hơn hoặc giúp bạn thoát khỏi tình huống nguy hiểm. Tuy nhiên, khi căng thẳng và lo lắng tồn tại trong một thời gian dài, chúng có thể trở thành gánh nặng hoặc thậm chí là nguy cơ sức khỏe.
Các loại căng thẳng thường gặp
Theo Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ, có 3 loại căng thẳng phổ biến:
Căng thẳng cấp tính: Đây là dạng căng thẳng phổ biến nhất. Nó xảy ra ngay lập tức khi cơ thể gặp thách thức. Các giai đoạn riêng biệt của căng thẳng cấp tính gần như không có ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể. Ngược lại, chúng tốt cho tinh thần của bạn. Chúng chỉ nghiêm trọng khi nó là hậu quả của các vụ bạo lực, đe dọa tính mạng.
Căng thẳng cấp tính kéo dài: Đây là loại căng thẳng liên tục xuất hiện, đôi khi theo một khuôn mẫu. Nó đi kèm với lo lắng và tức giận về những điều đang xảy ra với bạn hoặc xung quanh bạn. Căng thẳng cấp tính kéo dài khiến cho sức khỏe thể chất và tinh thần của bạn bị ảnh hưởng nặng nề. Bạn sẽ không còn nhận được những lợi ích từ sự căng thẳng nữa.
Căng thẳng mãn tính: Căng thẳng mãn tính được coi là căng thẳng gần như không kết thúc khiến bạn hao mòn không ngừng. Loại căng thẳng này ảnh hưởng đến sức khỏe của bạn như bệnh tim, đột quỵ, hoặc thậm chí ung thư. Nếu mắc căng thẳng mãn tính, bạn cần phải tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn.
Các triệu chứng và dấu hiệu căng thẳng thường gặp
Tùy thuộc vào từng cá nhân và nguyên nhân gây ra căng thẳng, số lượng các triệu chứng từ mỗi loại có thể khác nhau như sau:
Các triệu chứng thể chất: Khó ngủ, nhức đầu, đau cơ, mệt mỏi, thay đổi bất thường về cân nặng…
Các triệu chứng cảm xúc: Cảm giác buồn, bồn chồn, dễ cáu gắt, tiêu cực về các vấn đề trong cuộc sống,..
Các triệu chứng nhận thức: Giảm khả năng tập trung, ghi nhớ, phán đoán, suy nghĩ và lo lắng nhiều hơn mức bình thường,..
Các triệu chứng hành vi: Thay đổi thói quen ăn uống, ngủ, thay đổi đáng kể trong kết quả học tập hoặc công việc,..
Nguyên nhân phổ biến gây căng thẳng ở người trẻ khi học đại học
Có lẽ, không ai trong chúng ta chưa từng trải qua căng thẳng, nhất là trong giai đoạn học đại học, có rất nhiều điều mới mẻ và cũng kèm them rất nhiều chướng ngại vật trước mắt đúng không? Dưới đây là một số nguyên nhân phổ biến nhất mà chính mình cũng từng trải qua:
Sống xa nhà
Áp lực học tập, thi cử: áp lực về điểm số, áp lực khi các bạn đồng trang lứa có nhiều thành tựu hơn mình,...
Tài chính: không đủ tiền trang trải việc học,...
Các mối quan hệ: bạn bè, thầy cô, gia đình, chuyện tình cảm,...
Các kế hoạch sau đại học: ngành nghề sẽ làm khi ra trường, có học lên cao nữa hay không,...
Lời khuyên giúp bạn kiểm soát căng thẳng khi học đại học
Có thể nói, không phải tự nhiên mà mình có thể rút ra được những lời khuyên này nếu không từng trải qua và tốn rất nhiều thời gian để bình tĩnh và kiểm soát được căng thẳng khi học đại học. Vì thể, mình muốn tổng hợp và chia sẻ lại với những bạn trẻ, để các bạn phần nào hiểu và không mất nhiều thời gian vật lộn với căng thẳng như mình lúc trước nữa. Và những cách mình đã áp dụng và mang lại hiệu quả nhất định trong việc kiểm soát căng thẳng là:
Ngủ đủ giấc (từ 7-8 tiếng/ngày), vận động (tập thể dục, chơi thể thao,...), ăn uống lành mạnh (ăn đủ bữa và đủ chất)
Thiền, thở sâu, cho phép bản thân nghỉ ngơi nhiều hơn sau một trận căng thẳng
Thừa nhận cảm xúc và viết nhật ký, suy nghĩ tích cực nếu có thể
Tăng các kết nối xã hội (làm tính nguyện, tham gia câu lạc bộ, đi chơi với nhóm bạn,...), làm điều mình thích (viết lách, vẽ tranh, nghe nhạc, đọc sách, xem phim,...)
Đặt mục tiêu thực tế và có thể thực được (đặt mục tiêu theo phương pháp SMART)
Tìm sự hỗ trợ từ người có trải nghiệm và lắng nghe tích cực những chia sẻ hữu ích từ họ cũng có thể giúp bạn giảm căng thẳng hơn.
Bạn gì đó ơi!
Căng thẳng là một phần của cuộc sống và không phải mọi căng thẳng đều là tiêu cực. Kiểm soát căng thẳng là việc quan trọng để bạn có thể duy trì cuộc sống khỏe mạnh cả về thể chất lẫn tinh thần. Mặc dù không có cách nào để tránh hoàn toàn căng thẳng, nhưng khi bạn sớm xác định được sự căng thẳng của mình thuộc dạng nào, bạn sẽ có thể dễ dàng quản lý và phòng tránh chúng hơn.
"Hãy nhìn xuống để thấy rằng cuộc đời này ta còn may mắn hơn biết bao nhiêu người. Và hãy nhìn lên để thấy rằng cuộc đời này ta cần phải cố gắng nhiều hơn nữa."
*Disclaimer: Nội dung mang tính chất tham khảo và không đảm bảo tuyệt đối. Nếu mắc căng thẳng mãn tính, bạn cần phải tìm đến sự giúp đỡ của bác sĩ chuyên môn. Bài viết có sự tham khảo, tổng hợp từ các bài viết chuyên môn kết hợp với trải nghiệm và hiểu biết của riêng bản thân mình. Bạn có thể tham khảo thêm các bài viết đó ở đây nhé:
“Thy và những câu chuyện nhỏ” #136
17/09/2021
Comments