Bài viết này, mình sẽ chia sẻ với các bạn kinh nghiệm viết CV để có việc ngay cả trước khi tốt nghiệp Đại học. Nếu bạn đang tìm kiếm những chiến lược viết CV để ứng tuyển vào các công ty nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia. Từ lúc chưa ra trường đến nay, nhờ áp dụng những chiến lược này và mà mình gần như chưa trượt bất cứ vòng nộp CV nào cả. Có thể kể ra một vài công ty và tập đoàn đa quốc gia mình đã ứng tuyển và đều vượt qua vòng CV như 4 công ty thuộc Big 4 Kiểm toán (EY Vietnam, Deloitte Vietnam, PwC Vietnam, KPMG Vietnam), Suntory PepsiCo Vietnam, Uncle Bills Vietnam.
Hi vọng những nguồn kiến thức và kinh nghiệm mình tích lũy được sẽ giúp các bạn, các em sinh viên mới ra trường hoặc sắp ra trường có thể chuẩn bị cho mình một CV ấn tượng nhất với nhà tuyển dụng.
I. Những điều cơ bản về CV
1. CV - Curriculum Vitae: Bản tóm tắt thông tin
CV thường được xem là bản tóm tắt những thông tin về trình độ học vấn, kinh nghiệm làm việc, các kỹ năng liên quan tới công việc có thể để lại ấn tượng ban đầu cho nhà tuyển dụng về bạn. Gần như trước khi ứng tuyển vào bất cứ công ty nào không riêng gì công ty nước ngoài bạn đều phải nộp CV để nhà tuyển dụng xem xét xem có mời bạn vào các vòng tiếp theo hay không.
2. Career Objective: Mục tiêu nghề nghiệp
Phần này khá quan trọng, một mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng giúp bạn gây ấn tượng với nhà tuyển dụng. Bạn nên chia mục tiêu thành các mục cụ thể như:
Brief introduction: Giới thiệu về kinh nghiệm, trình độ
Short-term goals: Các mục tiêu ngắn hạn của bạn
Long-term goals: Các mục tiêu dài hạn của bạn
3. Personal details: Thông tin cá nhân
Phần này giúp nhà tuyển dụng biết được thông tin cơ bản của bạn và có thể liên hệ để thông báo với bạn về kết quả vòng CV, thường sẽ bao gồm:
Full name: Họ và tên
Date of birth: Ngày sinh
Address: Địa chỉ
Phone number: Số điện thoại
Email: Địa chỉ email
4. Work Experience: Kinh nghiệm làm việc
Có thể nói đây là yếu tố quan trọng nhất và ảnh hưởng nhiều nhất đến khả năng trúng tuyển của bạn vào các vòng tiếp theo. Ở mục này hãy liệt kê những công việc liên quan trực tiếp đến vị trí ứng tuyển theo thứ tự công việc từ gần nhất trở về sau. Đây là một loại CV dễ dàng nhất mà các bạn sinh viên nên chọn trình bày. Trong mỗi công việc nên bao gồm:
Position: Vị trí công việc
Main responsibilities: Trách nhiệm chính của bạn
Achievements and skills gained: Những điều bạn đạt được từ công việc
5. Education and Qualifications: Trình độ học vấn và chứng chỉ liên quan
Ở phần này, bạn cần cung cấp thông tin về trường đại học, ngành học, GPA (hay Grade Point Average là điểm trung bình tích lũy của bạn). Thêm nữa, hãy đưa ra những chứng chỉ, thành tích và giải thưởng liên quan mà bạn đã đạt được.
6. Skills: Kỹ năng
Ở phần này, hãy đưa ra những kỹ năng bản thân đang sở hữu có ích cho công việc bạn đang ứng tuyển. Kỹ năng thường bao gồm:
Hard skills (Technical skills): Kĩ năng chuyên môn - các kỹ năng có thể định lượng được như thiết kế đồ họa, tối ưu hóa các công cụ tìm kiếm hay phân tích dữ liệu,...
Soft skills: Kỹ năng mềm hay còn gọi là kỹ năng về con người như quản lý thời gian, làm việc nhóm, tư duy sáng tạo, tư duy phản biện, giải quyết vấn đề,...
7. Activities: Hoạt động xã hội
Phần này cung cấp thông tin về các hoạt động xã hội, cộng đồng bạn đã tham gia như hoạt động tình nguyện, ngoại khóa nổi bật cho nhà tuyển dụng. Thông qua đó, nhà tuyển dụng có thể đánh giá bạn là người năng động và nhiệt huyết. Hãy nêu rõ về công việc chính bạn đảm nhiệm cũng như những kỹ năng mà bạn có được tương tự mục Kinh nghiệm làm việc để tăng tính thuyết phục cho các hoạt động của bạn.
II. Các quy tắc thiết kế bố cục CV cơ bản
1. Set the Margins: Đặt lề
Lề trên sơ yếu lý lịch nên là một inch ở cả bốn cạnh.
Bạn nên cân bằng giữa khoảng trắng và văn bản trong CV để bố cục không cảm thấy chật chội.
2. Pick the right font: Chọn đúng font chữ
Để có một bố cục CV rõ ràng, hãy chọn một trong những font chữ tiêu chuẩn và sử dụng nó xuyên suốt CV. Nên sử dụng font chữ sans-serif (Arial, Tahoma, Calibri, Helvetica,...) hoặc serif (Garamont, Cambria, Georgia, Times New Roman,...).
Thêm vào đó, hãy giữ kích thước font chữ nhất quán. Chỉ tăng kích thước font chữ cho tên, chức danh và tiêu đề mục của CV.
3. Choose proper line spacing: Chọn khoảng cách dòng thích hợp
Khoảng cách phù hợp của CV thường là khoảng cách dòng đơn hoặc 1,15
(Chọn khoảng cách dòng đôi sau tiêu đề phụ)
4. Divide your CV layout into proper sections: Phân chia bố cục sơ CV thành các phần thích hợp
Personal details: Thông tin cá nhân
Career Objective: Mục tiêu nghề nghiệp
Work Experience: Kinh nghiệm làm việc
Education and Qualifications: Trình độ học vấn và chứng chỉ liên quan
Skills: Kỹ năng
Activities: Hoạt động xã hội
(Optional) Additional Sections: Các phần tùy chọn khác nếu cảm thấy phù hợp
5. The ideal CV length: Độ dài CV lý tưởng
Bố cục CV phải ngắn gọn nhưng bạn không nên nhồi nhét mọi thứ vào một trang hay bỏ qua thông tin quan trọng về quá trình làm việc của mình.Nếu bạn có đủ kinh nghiệm để sắp xếp bố cục CV dài hai trang, thì điều đó hoàn toàn ổn.
6. Save CV: Lưu CV
Bạn nên lưu CV dưới định dạng Pdf thay vì Word, vì Word có thể thay đổi định dạng ban đầu của CV.
*Key Takeaway: Rút ra
Sử dụng font chữ chuyên nghiệp, khoảng cách dòng phù hợp, tiêu đề phần rõ ràng.
Chọn định dạng CV tiêu chuẩn và chia CV thành các phần theo đúng thứ tự.
Độ dài CV ngắn gọn và phù hợp.
III. Các website tạo CV chuyên nghiệp miễn phí
Dưới đây là 8 website tạo CV miễn phí dành cho các bạn đang cần tạo một chiếc CV chuyên nghiệp và ấn tượng nhưng cực kỳ nhanh chóng và dễ dàng để ứng tuyển vào một vị trí công việc trong thời gian sắp tới:
1. Portfolio & CV Website Templates | Wix.com
2. Free, professional resume templates to customize | Canva
3. Free Resume Templates | Adobe Spark
4. CV Maker: Create professional resumes online for free
5. VisualCV: Online CV Builder & Professional Resume Maker
6. Infographic Resume - ResumUP.com | Go Visual - Get Visible
7. Resume Genius CV Maker
8. TopCV - CV xịn việc làm chất - Tạo CV & Tìm việc miễn phí
IV. Mẹo dùng từ khóa trong CV thu hút sự chú ý của nhà tuyển dụng
1. Từ khóa trong CV là gì?
Từ khóa là những từ hoặc cụm từ ngắn có liên quan đến các yêu cầu cụ thể đối với công việc. Từ khóa sẽ giúp mô tả năng lực chuyên môn, kinh nghiệm làm việc, chứng chỉ, kỹ năng và các phẩm chất mà nhà tuyển dụng tìm kiếm ở một ứng viên.
2. Tại sao từ khóa lại quan trọng?
Khi nhà tuyển dụng phải xem qua rất nhiều CV, nên họ sẽ chỉ lướt qua từng CV để tìm kiếm những từ khóa và đánh giá ứng viên dựa trên những từ khóa đó.
Hơn nữa, nhiều công ty nước ngoài và tập đoàn đa quốc gia (đặc biệt là Fortune 500) đang sử dụng hệ thống xét duyệt CV tự động (Applicant Tracking System - ATS) để quét từ khóa trên CV của ứng viên. Một trong số những cách hoạt động của ATS là loại bỏ các CV thiếu các từ khóa nhất định. Nếu ATS không phát hiện ra bất kỳ từ khóa nào trong CV thì CV đó có thể bị loại bỏ.
3. Bạn nên tìm từ khóa ở đâu?
Xem xét các tin tuyển dụng và mô tả công việc và các vị trí công việc liên quan: Phân tích những tin tuyển dụng vị trí tương tự của các công ty khác: Sau khi đã phân tích hãy chọn ra những từ khóa quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất để đưa vào CV của mình.
Phân tích những tin tuyển dụng vị trí tương tự của các công ty khác: Sau khi đã phân tích hãy chọn ra những từ khóa quan trọng và được sử dụng thường xuyên nhất để đưa vào CV của mình.
Tìm hiểu website của công ty: Sử dụng các từ khóa mà công ty sử dụng để mô tả họ để chứng minh rằng bạn phù hợp với họ. Bạn có thể tìm thấy ở mục “Giới thiệu về chúng tôi” hoặc trong mục chính danh sách việc làm.
*Lưu ý: Bạn cần phải cập nhật các từ khóa trên CV liên tục để đảm bảo rằng chúng phù hợp với ngôn ngữ của từng công ty mục tiêu khác nhau.
4. Mẹo sử dụng từ khóa trong CV của bạn
Hãy cụ thể: Đảm bảo các từ khóa có liên quan chặt chẽ đến công việc nhất có thể.
Sử dụng nhiều từ khóa khác nhau: Hãy cố gắng sử dụng càng nhiều từ khóa càng tốt nhưng đều phải có liên quan đến vị trí mà bạn đang ứng tuyển. Dĩ nhiên, bạn đừng lạm dụng nó, ví dụ như đừng nên sử dụng từ khóa về những kỹ năng mà bạn không có. Kết hợp càng nhiều từ khóa thích hợp càng chứng tỏ được bạn có khả năng về nhiều khía cạnh khác nhau giúp CV của bạn được chú ý nhiều hơn.
Tập trung vào các từ khóa kỹ năng chuyên môn: Kỹ năng mềm thường sẽ được nhà tuyển dụng đánh giá qua quá trình phỏng vấn trực tiếp với bạn chứ không phải những gì bạn ghi vào CV. Vì thế, trong CV bạn hãy cố gắng thể hiện các kỹ năng chuyên môn, chứng chỉ và kinh nghiệm làm việc của bạn.
Đặt các từ khóa trải khắp CV: Để nhà tuyển dụng và ATS quét được từ khóa, bạn hãy trải từ khóa lên khắp CV. Bạn có thể kết hợp những từ này vào mô tả các công việc trước đây, kỹ năng hay bất kỳ phần nào khác trong CV nếu thấy phù hợp.
Hãy sử dụng các từ khóa chỉ hành động ở thì quá khứ khi viết về nhiệm vụ và trách nhiệm công việc trước đây của bạn; Một vài từ khóa bạn có thể tham khảo: Achieved (Đã đạt được), Accomplished (Đã hoàn thành), Awarded (Nhận giải thưởng), Developed (Phát triển), Enhanced (Nâng cao), Improved (Cải thiện), Managed (Quản lý), Motivated (Tạo động lực), Negotiated (Thương lượng),Trained (Được đào tạo),..
*Lưu ý: Những từ khóa mà bạn sử dụng trong CV sẽ phụ thuộc phần lớn vào ngành nghề và công việc của bạn, vì vậy đừng cố nhồi nhét tất cả những từ trên vào CV. Đồng thời, bạn cũng có thể tìm thêm các từ khóa hữu ích khác để thêm vào CV của mình nếu phù hợp.
Hi vọng bài viết này hữu ích và có thể giúp bạn tạo ra một CV ấn tượng để trang bị cho việc ứng tuyển vào một công việc mơ ước trong thời gian sắp tới.
*Disclaimer: Trên đây là những thông tin mình tìm hiểu từ các nguồn các nhau và kinh nghiệm của bản thân trong việc chuẩn bị CV khi ứng tuyển vào các công ty nước ngoài và tập đoàn đa quốc gia.
“Thy và những câu chuyện nhỏ” #132
28/08/2021
Comments